24/07/2024

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

Các mẹ đã biết cách nêm gia vị tốt cho sức khỏe của bé chưa?

5 phút, 45 giây để đọc.

Bắt đầu từ giai đoạn ăn dặm, mỗi ngày các mẹ sẽ có thêm những lo lắng mới về việc làm sao để bữa ăn của bé vừa khoa học, vừa an toàn và đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Gia vị không chỉ giúp món ăn có hương vị đặc trưng mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Cách nêm gia vị cho bé khoa học dưới đây sẽ mách bạn cách nêm nếm thức ăn đúng thời điểm và chính xác nhất.

Nêm gia vị không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

Nêm gia vị quá sớm ở độ tuổi nhỏ có thể dẫn đến rối loạn vị giác, góp phần gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Dư thừa muối và đường ảnh hưởng đến thận và các vấn đề sức khỏe của trẻ.

Nêm gia vị không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

Tương tự, thêm quá nhiều dầu vào thức ăn làm cấu trúc thức ăn trở nên “bóng mỡ”, giảm khả năng nhận biết cấu trúc thực phẩm khiến trẻ chán ăn. Quá nhiều dầu cũng làm cản trở sự hấp thu một số chất dinh dưỡng, gây đầy bụng hoặc thừa cân, béo phì cho trẻ. Vì vậy, các mẹ cần bổ sung gia vị, dầu ăn một cách hợp lý.

Nêm gia vị cho bé theo từng độ tuổi bao nhiêu là phù hợp?

Khi nào thì nêm gia vị cho bé và nêm gia vị sao cho phù hợp với từng độ tuổi là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Để hiểu rõ hơn, mẹ có thể tham khảo sau đây:

– Trẻ từ 8 tháng đến 1 tuổi: Giai đoạn này mẹ có thể nêm gia vị một chút vào đồ ăn của trẻ như bột gạo hay cháo xay. Nhưng mẹ nên nhớ nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi chỉ nêm 1 chút khoảng 0,5 đến 1g muối mỗi ngày thôi nhé.

Trong trường hợp trẻ ăn bột ăn dặm của các nhãn hàng uy tín hay cháo đóng hộp thì không nêm thêm bất cứ gia vị nào. Bởi các công ty đã tính toán lượng muối thích hợp trong thực phẩm rồi. Bên cạnh đó, nếu nêm muối cho trẻ thì cần nêm trước khi cho rau và dầu ăn vào mẹ nhé!

– Bé từ 1 – 3 tuổi: 1,5g muối/ngày là khối lượng mà mẹ có thể nêm gia vị cho bé 1 tuổi trở lên vì giai đoạn này thận của bé đã khá hoàn chỉnh và có thể đào thải lượng muối ra ngoài cơ thể tốt hơn so với dưới 1 tuổi.

Nên thêm muối vào đồ ăn cho bé

Cẩn trọng khi nêm gia vị cho trẻ

– Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc nêm gia vị vào đồ ăn cho bé, nhất là với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần phải lưu ý rất kỹ bởi giai đoạn này thận chưa phát triển hoàn chỉnh, nếu nêm muối nhiều hơn sẽ khiến thận chịu nhiều gánh nặng.

– Đây là một trong những yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị mắc các bệnh huyết áp cao, hư thận; rối loạn tim mạch, thậm chí tổn thương não bộ sau này.

– Vì vậy, các mẹ nên chú ý không nên nêm gia vị theo khẩu phần của người lớn. Và không phải độ tuổi nào cũng có thể nêm được gia vị.

Đối với trẻ 6 tháng và 8 tháng

– Nếu con trẻ trong độ tuổi ăn dặm từ 6 tháng, lời khuyên hữu ích. Nhất là không nên nêm bất kỳ một loại muối hay gia vị nào khác vào đồ ăn của bé.

– Trường hợp cơ thể trẻ thiếu muối ở giai đoạn này có thể tự thích ứng. Bằng cách đào thải natri qua hệ thống đường tiểu, tuyến mồ hôi hoặc chế độ dinh dưỡng.

muối

– Nếu bé đang ở giai đoạn 8 tháng tuổi, lúc này mẹ có thể nêm thêm một chút muối. Nếu bé đã ăn bột gạo xay hoặc cháo. Nhưng nếu mẹ sử dụng các loại bột ăn dặm bên ngoài thì không nên nêm thêm gia vị nữa.

– Bé trong độ tuổi từ 1 – 3, thận đã khá hoàn chỉnh, các chức năng của thận hoạt động tốt và có thể tự đào thải muối ra ngoài được tốt hơn. Vì vậy các mẹ có thể nêm gia vị vào đồ ăn cho bé khoảng 1,5g muối/ngày.

– Tháp dinh dưỡng sẽ tăng khi số tuổi của bé lớn hơn. Theo đó, bé từ 4 – 8 tuổi có thể nêm 1,9g/ngày, bé từ 9 – 18 tuổi nêm 2,2 – 2,3g/ngày. Đó là cẩm nang dinh dưỡng các mẹ nên lưu ý khi nuôi con.

Cách sử dụng thêm bột ngọt, hạt nêm vào món ăn của trẻ

– Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, đối với trẻ dưới 2 tuổi. Không nên nêm loại gia vị này vào thức ăn của bé. Vì thành phần bột ngọt chứa rất nhiều glutamat gây ức chế thần kinh trẻ, co giật, đau đầu…

– Nếu lạm dụng bột ngọt hoặc hạt nêm quá mức nhằm tăng hương vị cho món ăn. Có thể khiến bé hấp thụ canxi kém hơn, từ đó dẫn đến loãng xương.

– Cách tốt nhất với nhóm trẻ ở độ tuổi này là nêm nước mắm. Vì chúng có một hàm lượng muối và canxi đáng kể.

– Tùy theo độ tuổi của bé và lượng thức ăn, mẹ có thể tăng thêm một chút nước mắm. Nhưng chú ý không được để mặn khiến bé sợ ăn sau đó.

– Mẹ có thể thay thế muối bằng phô mai vì trong phô mai cũng có hàm lượng muối nhất định. Chúng lại giàu dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Có nên sử dụng muối i ốt không?

– Đây là khuyến cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc để phòng ngừa các rối loạn liên quan đến thiếu i ốt. Nhằm đảm bảo cho mọi trẻ em đều có đầy đủ sự phát triển tốt nhất.

– Vì muối i ốt có độ an toàn vào bậc cao nhất, tiết kiệm chi phí nên được xem là lựa chọn lâu dài. Hợp lý làm gia vị các bữa ăn gia đình.

– Để nêm gia vì vào đồ ăn cho bé, ngoài hạt nêm, nước nắm, dầu ăn,… Mẹ cũng nên chú ý đến muối i ốt để kích thích vị giác của bé.

bột ngọt, hạt nêm

– Ngoài ra, mẹ cũng có thể thay thế loại muối này bằng phô mai. Vì cũng giàu hàm lượng muối và dinh dưỡng thiết yếu khác.

Trên đây là nội dung bài viết chúng tôi giúp các mẹ nêm nếm ngon giúp con ăn ngon khỏe hơn.