Trẻ em có nên ăn hải sản không? Nên cho trẻ ăn hải sản như thế nào là đúng cách? Nên và không nên làm gì để trẻ hấp thu tốt chất dinh dưỡng?
Hải sản có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao, đặc biệt tốt cho sự phát triển của trẻ em. Chính vì vậy mà hầu hết các mẹ đều bổ sung tên các món hải sản vào thực đơn hàng ngày của bé để mong con yêu ra đời khỏe mạnh. Cách chọn loại hải sản phù hợp từng công đoạn, cách chế biến, giá bao nhiêu, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích của việc cho trẻ ăn hải sản
Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa axit béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khỏe mạnh và giúp trẻ tăng trưởng.
Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn hải sản?
Hàm lượng chất đạm có trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ. Nên tốt nhất là cho bé ăn từ tháng thứ bảy trở đi. Sau khi đã làm quen được với việc ăn dặm (thông thường là bắt đầu từ tháng thứ 6). Bố mẹ cho bé ăn từng ít một để bé thích nghi dần, ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn. Với những trẻ có cơ địa dị ứng thì lại phải càng thận trọng hơn.
Khi trẻ bắt đầu ăn cá, các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước. Loại thịt nạc ít xương như cá lóc, cá trắm, cá trê, với các loại cá biển, nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ (nhỏ).
Cũng từ tháng thứ bảy trở đi, các bà mẹ có thể thoải mái cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Cua đồng chứa hàm lượng canxi cao, nên cho trẻ ăn thường xuyên.
Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng với trẻ. Nên cho trẻ ăn khi đã một tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ.
Các loại hải sản tốt cho bé
– Cá biển: chứa nhiều đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối. Hàm lượng chất béo omega-3 có trong cá biển rất giàu, có tác dụng hỗ trợ tạo màng tế bào thần kinh và phòng ngừa bệnh tim mạch rất tốt. Các mẹ nên cho con ăn cá cá thu, cá hồi, cá ngừ,… Ít nhất 3 lần/tuần để dảm bảo chất dinh dưỡng tối ưu.
– Hàu: Trong hàu rất giàu kẽm, là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể. Bổ sung loại hải sản này là chất cần thiết giúp trẻ tăng trưởng và phát triển hệ sinh dục.
– Cá đồng: Đây cũng là một trong những loại hải sản rất tốt cho sức khỏe của bé. Vì chứa nhiều chất đạm quý và dễ hấp thụ lại ít gây dị ứng.
– Tôm: Tôm giàu đạm và canxi bậc nhất. Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đâu là lượng hải sản đủ cho bé?
Để bé hấp thu chất dinh dưỡng được tốt nhất. Cẩm nang dinh dưỡng ở đây là các mẹ cần lưu ý đến lượng hải sản bổ sung mỗi ngày theo đúng độ tuổi của bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vì hải sản dễ gây dị ứng, vì vậy mẹ chỉ nên cho bé ăn hải sản từ tháng thứ 7 trở đi. Số lượng mỗi bữa ăn cụ thể như sau:
Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản. Nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:
– Với trẻ 7 – 12 tháng: Mỗi bữa cần 20 – 30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo. Mỗi ngày có thể ăn 1 bữa và ăn 3 – 4 bữa/tuần.
– Với trẻ từ 1 – 3 tuổi: Mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt hải sản, mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản
– Với trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt của hải sản. Nếu ăn ghẹ có thể ăn 1/2 con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa.
Các cách chế biến hải sản cho bé
Vì bé yêu còn nhỏ, nhất là với trẻ đang ăn dặm, cách tốt nhất là xay, nghiền nhỏ hải sản khi cho trẻ em để đảm bảo dinh dưỡng. Với cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương, cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi nấu cho bé.
Cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo. Tôm to thì bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua. Với trẻ đã lớn hơn, từ 3 tuổi trở lên, các mẹ có thể đang dạng món ăn cho con bằng cách luộc, hấp, chiên,…
Khi chế biến cho bé ăn hải sản, các mẹ nên lưu ý nấu chín. Không để trẻ ăn các món tái, sống, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản khi cho bé ăn hải sản các mẹ nên lưu ý. Để chăm sóc sức khỏe con yêu được tốt hơn.
Bài Viết Tương Tự
Cách phòng bệnh ù tai ở người già
Bệnh nhiệt miệng là gì và cách phòng bệnh nhiệt miệng?
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý khô miệng