26/07/2024

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

3 tháng cuối mẹ bầu nên bổ sung chất dinh dưỡng như thế nào?

6 phút, 17 giây để đọc.

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn phát triển quan trọng cả về trí não và thể chất của bé. Vậy mang thai ba tháng cuối nên ăn gì? Để con thông minh, khỏe mạnh, mẹ đừng bỏ qua những loại thực phẩm “vàng” cho não bộ.

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn thai nhi hấp thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng từ mẹ. Vì vậy, bạn phải chú ý nhiều dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Ngoài việc giúp thai nhi khỏe mạnh, chóng lớn, việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ còn giúp mẹ bớt mệt mỏi, đồng thời cơ thể có đủ dưỡng chất chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.

Bổ sung protein

Đây được xem là một trong những dưỡng chất đặc biệt quan trọng, nhất là với mẹ bầu ở những tháng cuối của thai kỳ vì có tác dụng phát triển nguồn sữa mẹ.

Protein có nhiều trong cá, thịt gà, sữa, đậu, các loại hạt, pho mát ít béo,… Mẹ bầu nên bổ sung nhóm thực phẩm này xen kẽ, đều đặn vào các bữa ăn hàng ngày.

protein

Tuy nhiên, với các loại cá có chứa thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá lát, cá ngừ đóng hộp,… thì nên hạn chế sử dụng để bảo vệ sức khỏe thai nhi.

Vitamin D

Vitamin D hỗ trợ việc hình thành xương, mô và răng của thai nhi và giúp cơ thể hấp thụ tốt calcium, phosphorus. Vì vậy các mẹ bầu cũng nên lưu ý bổ sung đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng mang thai thiết yếu này.

Để bổ sung đầy đủ Vitamin D, mẹ bầu cần 4 lần uống sữa mỗi ngày, mỗi lần khoảng 227 gram sữa tách béo sẽ cung cấp khoảng 10 mg vitamin D.

Trong lòng đỏ trứng, cá mòi, cái hồi đóng hộp cũng cung cấp vitamin D rất dồi dào. Bên cạnh đó, bạn hãy phơi nắng sớm mỗi ngày, vitamin D sẽ được hấp thụ qua da.

Acid folic

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, Acid Folic có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, sứt môi, hở hàm ếch; sản xuất thêm một lượng máu cần thiết cho cả mẹ và một số enzyme chức năng.

Acid Folic được tìm thấy nhiều trong các loại rau có lá màu xanh đậm, bông cải xanh, măng tây, thịt bò nạc, cam, đậu lăng, đậu phộng, mì ống, bánh mì, các loại ngũ cốc, sữa,…

Cung cấp chất béo một cách hợp lý

Một lượng chất béo vừa phải sẽ giúp chăm sóc sức khỏe mẹ bầu tốt hơn, hấp thụ lượng vitamin cần thiết, não và hệ thần kinh phát triển khỏe mạnh hơn, nhất là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Lời khuyên tốt nhất là nên bổ sung từ 25% – 30% chất béo trong tổng số năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày như dầu ô liu, bơ, các loại hạt, đậu phộng tự nhiên.

chất béo

Với các loại chất béo bão hòa có trong kem, khoai tây chiên, thực phẩm qua chế biến nhiều dầu mỡ,… thì các mẹ bầu không nên sử dụng nhiều.

Ăn, uống nhiều chất xơ

Trong thực đơn ăn uống, chất xơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ bao gồm ngũ cốc, bánh mì, khoai lang, đậu, bắp, các loại trái cây tự nhiên.

Ngoài ra, uống đủ nước lọc cũng giúp các mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ táo bón, có đủ được nước ối, ngăn ngừa chứng co thắt tử cung.

Bạn nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày và uống thành những ngụm nhỏ để tránh gây áp lực lên thận và bổ sung ít nhất 25-35 gam chất xơ mỗi ngày.

Canxi

Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi dần hoàn thiện cấu trúc xương, vì vậy việc cung cấp canxi là điều cần thiết.

Bên cạnh đó, nhóm dinh dưỡng này còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh loãng xương, giữ mức huyết áp ổn định và giảm nguy cơ sinh non.

Lời khuyên tốt nhất ở đây là các mẹ bầu nên bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày bằng cách ăn các loại thực phẩm giàu canxi như sữa chua ít béo, sữa đậu nành, nước cam, rau lá xanh, đậu phụ,… hoặc thuốc bổ.

Viên sắt

Trên thực tế, nhu cầu về sắt khi cơ thể trong giai đoạn mang thai sẽ tăng gấp đôi so với người bình thường vì vừa hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi, vừa chuẩn bị cho quá trình sinh nở sau này.

Nhóm thực phẩm giàu canxi gồm: thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, đậu nành, đậu phụ,… Mỗi ngày nên bổ sung khoảng 30 mg. Hàm lượng sắt sẽ được hấp thụ tốt hơn khi dùng chung với vitamin C.

Một số loại thức ăn bà bầu nên ăn

Đu đủ chín

Nếu đang phân vân không biết bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối thì câu trả lời chính là đu đủ chín. Thực tế, đu đủ xanh hoặc chưa chín tới có thể chứa nhiều papain khiến tử cung co thắt mạnh. Gây hiện tượng chuyển dạ sớm. Để an tâm, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn loại quả này.

Xét về mặt dinh dưỡng, đu đủ là nguồn bổ sung vitamin và khoáng chất rất tốt cho thai kỳ. Nó sở hữu khá nhiều kali, vitamin C, chất xơ, folate. Dân gian còn xem đây như một “phương thuốc” tự nhiên. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng phổ biến trong tam cá nguyệt thứ 3.

Đu đủ chín

Mặc dù mẹ bầu có thể ăn đu đủ chín, nhưng cũng không nên tiêu thụ quá nhiều vì beta – carotene trong quả. Dễ khiến bạn bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân. Hơn nữa, bà bầu ăn nhiều đu đủ chín còn gây áo lực cho dạ dày và đường ruột. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 lần/tuần thôi nhé!

Trứng

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối nhất định không thể thiếu trứng bởi:

  • Trứng chứa choline giúp duy trì chức năng của tế bào. Điều này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé.
  • Choline cũng rất cần thiết cho sự hình thành bộ nhớ của thai nhi. Bổ sung choline đầy đủ sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn phát triển của tụy hoặc thận.
  • Có thể sử dụng trứng để làm các món ăn như trứng bác, trứng luộc hoặc chiên.

Các loại quả hạch

Nếu băn khoăn không biết bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng cuối thì bạn cân chọn quả hạch. Quả hạch là loại quả có vỏ cứng, bên trong chứa hạt. Chẳng hạn như quả óc chó, hạnh nhân, điều, đậu phộng, hạt dẻ…

  • Các loại quả hạch có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như chất béo, chất xơ và protein
  • Ăn quả hạch cũng giúp tăng cảm giác no, do đó đây là món ăn vặt an toàn, khỏe mạnh
  • Hãy thêm các loại hạt như óc chó và hạt điều vào món ngũ cốc thơm ngon.