Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của các ống phế quản, các ống dẫn khí đến và đi từ phổi. Nếu vì một lý do nào đó mà phế quản bị viêm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Viêm phế quản đã không còn là căn bệnh hiếm gặp trong cuộc sống. Hiện nay, tỷ lệ người mắc các bệnh về phế quản ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ có các biểu hiện: đau họng, ho… Vậy bệnh viêm phế quản là gì? Căn bệnh này có thực sự nguy hiểm đến cơ thể không?
Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở nhóm bệnh hô hấp, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau, tuy nhiên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn là nhóm mắc bệnh nhiều nhất. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp với biểu hiện đặc trưng nhất là lớp niêm mạc phế quản bị sưng và phù nề khiến người bệnh thường ho ra chất nhày đặc, có thể được đổi màu. Với các trường hợp niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ làm tăng tiết dịch nhầy gây bít tắc phế quản cũng như tổn thương lông mao.
Viêm phế quản có hai giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính. Bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp tính thường có dấu hiệu bệnh trong một vài ngày đầu. Nếu không được điều trị triệt để sẽ có nguy cơ dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Viêm phế quản có nguy hiểm không?
Hầu hết trường hợp viêm phế quản không nguy hiểm nếu được điều trị sớm và đúng cách. Sự nguy hiểm của bệnh này xuất phát từ việc nó có thể diễn tiến thành biến chứng khó điều trị hơn
Bệnh viêm phổi: khi bị viêm phế quản lâu ngày. Hệ miễn dịch sẽ bị suy kém và gây nên viêm phổi. Từ đó có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Bệnh hen phế quản: Đây cũng là một biến chứng thường gặp khi viêm phế quản kéo dài. Hen phế quản sẽ khiến cho việc hô hấp hít thở của người bệnh gặp khó khăn.
Bệnh lý tim mạch: không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà tình trạng viêm phế quản kéo dài còn là điều kiện thuận lợi. Để vi rút có thể lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể như tim mạch. Từ đó gây suy giảm hoạt động của tim mạch.
Biểu hiện lâm sàng
Khi bị viêm phế quản, bệnh nhân sẽ bị viêm nhiễm, sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng chính như ho, đau họng, cúm, viêm xoang; sốt nóng, sốt lạnh kéo dài khiến cơ thể rất mệt mỏi, khó chịu. Nếu không được điều trị dứt điểm đờm trong cổ họng sẽ xuất hiện nhiều hơn, nếu bệnh tình nặng có thể nôn mửa trong khi ho. Ngoài ra, cảm giác đau ngực, khó thở, thở khò khè cũng xuất hiện ở bệnh nhân mắc bệnh hô hấp này.
Viêm phế quản mãn tính thường gặp ở các trường hợp hút thuốc lá nhiều. Các cơn viêm phế quản cấp tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Đa phần bệnh nhân sẽ bị các chứng ho kéo dài mỗi ngày ít nhất 3 tháng trong 1 năm và trong 2 năm liên tiếp. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh có thể bị mắc ung thư phổi.
Phòng bệnh
Với viêm phế quản ở trẻ nhỏ, các triệu chứng ho và sốt kéo dài trong vòng từ 2 -3 tuần. Nếu các mẹ thấy con em mình có triệu chứng khó thở vào ban đêm. Thở khò khè có thể nghe tiếng thở ran rít, bỏ bú, nôn trớ, có dấu hiệu sùi bọt mép, thở khó, sắc mặt tím tái. Thì nên đưa bé đến ngay các phòng khám chuyên khoa uy tín, gần nhất để được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Vì viêm phế quản ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của cơ thể. Do đó để sức khỏe được dần hồi phục, hạn chế vi rút tấn công. Bạn nên uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy; giữ ấm cơ thể, đặc biệt cổ họng, tay chân; mặc áo quần thông thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi; bỏ thuốc lá (với những người sử dụng thuốc); chú ý chế độ dinh dưỡng đủ chất, hợp lý. Lựa chọn nhóm thực phẩm mềm, dễ nuốt để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Bài Viết Tương Tự
Cách phòng bệnh ù tai ở người già
Bệnh nhiệt miệng là gì và cách phòng bệnh nhiệt miệng?
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý khô miệng