26/07/2024

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

Người tiểu đường thì nên ăn những gì?

4 phút, 7 giây để đọc.

Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nhóm thực phẩm nên và không nên ăn. Nhờ đó, lượng đường trong máu được kiểm soát tốt hơn, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Tuân theo chế độ ăn kiêng dành cho bệnh tiểu đường loại 2 không có nghĩa là bạn phải kiêng tất cả những gì bạn thích. Điều cốt yếu là kết hợp các loại thực phẩm phù hợp để giữ lượng đường trong máu ổn định, hạn chế nguy cơ biến chứng tiểu đường. Để biết thêm thông tin chi tiết, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu bệnh tiểu đường là gì?

Chúng ta ăn uống hàng ngày. Lượng carbohydrates từ bữa ăn được hấp thu vào đường ruột như glucose và hòa tan trong máu. Khi đó, một hormone gọi là insulin được tiết ra, nhờ insulin tiết ra. Glucose được đưa vào các tế bào và trở thành nguồn năng lượng của cơ thể.

bệnh tiểu đường

>> Truy cập thêm tại đây

Nếu sự hoạt động của insulin không hiệu quả và nếu glucose tăng lên đến mức mà việc xử lý của insulin không thể đáp ứng được. Thì sẽ có một lượng lớn glucose không được chuyển hóa thành nguồn năng lượng của cơ thể và bị dư thừa trong máu. “Tình trạng lượng glucose trong máu (lượng đường trong máu) vượt quá tỷ lệ nhất định” được gọi là “bệnh tiểu đường”.

Nên ăn và tránh những gì?

Trong chế độ dinh dưỡng cho người bị tiểu đường tuýp 2 nên có: 50% là rau củ không tinh bột. 50% còn lại sẽ bao gồm những thực phẩm tốt cho sức khỏe khác như: ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc; các loại hạt, đậu, sản phẩm từ sữa tách béo hoặc ít béo. Và một lượng nhỏ trái cây tươi cũng như các chất béo lành mạnh.

Bạn nên hạn chế tối đa lượng đường và tinh bột chuyển hóa trong khẩu phần ăn. Bao gồm soda, kẹo cứng, các loại thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn như bánh bắp, khoai tây chiên… Vì chất làm ngọt nhân tạo trong các loại thức ăn này vẫn có khả năng làm thay đổi mức đường huyết của bạn.

Những lời khuyên dinh dưỡng

Ăn uống đúng giờ và đều đặn

Ăn đủ năng lương và các chất dinh dưỡng tùy theo mức độ hoạt động. Tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật.

Lượng thức ăn nên dải đều trong ngày. Tránh những bữa ăn lớn, chia thành nhiều bữa nhỏ bao gồm 3 bữa chính và từng bữa phụ

Giữ đúng giờ ăn theo lịch. Nên ăn đều đặn các bữa. Không bao giờ bỏ bữa ăn ngay cả khi ốm và mệt mỏi

Nên giữ ổn định số lượng Glucid(Đường bột) trong các bữa ăn phù hợp bằng cách biết thay thế thức ăn giàu tinh bột. Như: khoai củ, hoa quả ít ngột, bánh dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (<55%) các loại thực phẩm nguyên hạt hoặc có nhiều chất xơ như gạo lức, gạo giã…. Khi ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết TB(56-69). Hoặc có chỉ số đường huyết cao (>70%) thì cần phối hợp với các thực phẩm có nhiều chất xơ như rau củ,… Mỗi ngày ăn từ 300 đến 500 gram rau.

Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, nhiều mỡ

Tránh ăn uống những thực phẩm có nhiều đường, đường hấp thụ nhanh. Như đường kính, đường mật ong, các loại mứt, quả chín khô, kẹo sôcola, nước ngọt có gas..

Hạn chế các thực phẩm nhiều đường, nhiều mỡ

Ăn hạn chế các thực phẩm nguồn gốc động vật nhiều mỡ, cholesterol( thịt mỡ, mỡ, bơ, phủ tạng động vật..).Nên ăn các thực phẩm có chất béo tốt cho sức khỏe như đậu phụ, vừng, lạc, cá… Ăn dầu ăn thực vật thay cho mở động vật và ở dạng trộn salat. Hạn chế các món xào nhiều dầu hoặc mỡ, các món rán, nướng.

Cố ăn giảm lượng muối, gia vị chứa muối đến mức có thể chấp nhận. Đặc biệt khi tăng huyết áp.

Cố gắng hạn chế sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia, cà phê.

Nên duy trì cân nặng ở mức bình thường.

Đối với bệnh nhân HCTH do mất nhiều protein. Nên cần phải cung cấp thêm nhiều đạm từ động vật như: thịt nạc, cá, sữa, trứng.

Nên lựa chọn các loại rau có nhiều chất sơ như: cải xoong; rau cần, rau dọc mùng, hoa quả thì ăn cả múi….Cung cấp đầy đủ viamin và khoáng chất từ việc bổ xung từ rau quả. Nên ăn từ 300- 500g rau xanh và quả tươi/ngày.