26/07/2024

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

Không nên bỏ lỡ món bánh giá Gò Công khi đến Tiền Giang

Không nên bỏ lỡ món bánh Giá Gò Công khi đến Tiền Giang
5 phút, 10 giây để đọc.

Bánh giá là món ăn đặc sản của vùng Chợ Giồng, Gò Công Tây, Tiền Giang. Bánh mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống và ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu. Ở miệt Chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, Tiền Giang) người ta thường truyền miệng câu ca dao về bánh giá Gò Công. Không biết có từ bao giờ, bánh giá Chợ Giồng đã có tiếng, được rất nhiều người ưa thích bởi hương vị đặc trưng của nó. Hiện nay ở nhiều nơi khác, người ta cũng học hỏi và biết cách làm bánh giá để ăn. Hãy chùng chúng mình tìm hiểu món bánh Giá tại Gò Công nhé.

Nguyên liệu để làm bánh giá Gò Công

Cách làm bánh giá cũng tương tự bánh cống nhưng cầu kỳ hơn, tỉ mẫn công phu hơn. Nguyên liệu chính để làm bánh giá gồm: bột gạo, bột năng, gan heo, giá sống, dầu ăn… Cầu kỳ hơn thì thêm óc heo quậy tan vào trong bột. Trước hết, người ta hòa bột gạo, bột năng và nước lại thành một hỗn hợp hơi sệt, muốn bánh giòn thì cho nhiều bột năng, muốn bánh dẻo thì cho nhiều bột gạo. Tôm được cắt bỏ râu, gai đến tận mắt, nếu là loại tôm bạc, tôm đất, lột bỏ vỏ rồi xẻ mỏng ra để khi chiên tôm mau chín. Gan lợn được xắt lát mỏng và giá sống được rửa sạch.

Nguyên liệu để làm bánh giá Gò Công

Hướng dẫn làm món bánh Gò Công

Bắt đầu chiên, người ta cho nhiều dầu vào chảo, ngập chiếc bánh và nổi lửa cho dầu sôi lên. Tiếp đến để giá sống, gan heo, tôm vào trong vá với số lượng tùy thích, rồi múc bột cho ngập các loại nguyên liệu này và nhúng vá vào trong chảo dầu một lát để cho bánh dính kết lại rồi từ từ rút vá không ra.

Tránh để bột nhiều lần làm bánh bị dị tật không đẹp. Để tôm vào vá sau cùng trước khi múc bột, nên khi chín. Hình con tôm nổi rõ trên mặt bánh trông thật đẹp mắt. Và cứ thế làm tiếp đến khi thấy trong chảo dầu đã chật bánh thì thôi. Đợi đến khi bánh chín vàng. Tuần tự vớt bánh ra theo thứ tự trước sau và để trên vỉ tre. Hoặc vỉ kẽm gác ngang ở miệng chảo cho ráo dầu là bánh có thể ăn được.

Hướng dẫn làm món bánh Gò Công

Ăn kèm với bánh giá có bún, rau sống, rau thơm, nước mắm tỏi ớt. Rau sống, rau thơm các loai được xắt nhỏ cho vào tô, từng con bún được gỡ rời ra để lên trên. Kế đến bánh giá được xé hoặc cắt nhỏ ra xếp lên trên cùng. Xong tưới nước mắm tỏi ớt cho vừa ăn. Khi ăn trộn đều bánh giá, bún, rau sống, rau thơm lại cho thấm đều nước mắm. Cái giòn béo của bột năng, bột gạo, vị ngọt của tôm, vị béo của gan heo, cái dai của giá chín. Hay mùi thơm của rau sống cộng với vị tổng hợp cay, mặn, chua, ngọt… của nước mắm tỏi ớt quả. Thật là một món ăn rất khoái khẩu và hấp dẫn.

Bánh giá Gò Công còn có tên gọi khác là bánh vá Gò Công

Bánh giá ngon là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị béo của bột gạo, vị ngọt của tôm, giá, vị thơm của đậu phộng. Bánh giá làm xong chỉ cần nhìn thôi cũng đã thấy thèm thuồng muốn được thưởng thức. Bên cạnh món bánh giá truyền thống, người dân địa phương trong vùng còn biến tấu thành nhiều loại bánh giá chay với nhân được làm từ đậu phộng, nấm rơm, nấm mèo… Nước mắm thường được thay bằng nước tương, hương vị khá mới lạ nhưng vẫn rất thơm ngon. Với những người ăn chay vẫn có thể dùng được món bánh giá thơm ngon này.

Tên gọi có lẽ gọi bánh giá hay bánh vá thì cũng đều đúng cả. Nếu gọi là bánh giá vì trong nhân bánh có giá dù là bánh mặn hay bánh chay. Nếu gọi là bánh vá, bởi trước khi đưa vào chảo để chiên toàn bộ nguyên liệu đều tập trung vào chiếc vá. Cũng như hình dáng của chiếc bánh và chiếc bánh lớn hay nhỏ đều tùy thuộc vào chiếc vá.

Bánh giá Gò Công còn có tên gọi khác là bánh vá Gò Công

Người Gò Công hoài niệm cùng bánh Giá

Cứ mỗi buổi sáng người xứ Gò ngoài những món điểm tâm truyền thống. Thì có người lại chọn cho mình một chiếc bánh Giá. Bởi tính tiện lợi, nhanh gọn như một món ăn nhanh mà chiếc bánh dần được người dân xứ này trở nên ưa chuộng.

‘’Hơn hai mươi năm nhưng mỗi lần về quê tôi lại tìm cho bằng được chiếc bánh Giá quê mình. Tôi tìm chiếc bánh như tìm lại kỷ niệm ngày xưa khi còn đi học phổ thông ở Mỹ Tho. Cứ xe về ngang Hòa Đồng là thấy người bán đội cái sàn trên đầu. Trên đó có bánh Cam, bánh Còng và bánh Giá’’, anh Hải Yến, H. Gò Công Đông bồi hồi nhớ lại.

Còn cô Dung ở cù lao Lợi Quan thì lại hoài niệm cùng chiếc bánh Giá qua những lần đám tiệc ở quê. ‘’Cứ con cháu mỗi lần đi xa về là tôi lại đi xay bột làm bánh cho mấy đứa về chơi có cái mà ăn. Đứa nào cũng thích bánh Giá do tôi làm. Mỗi người có một cách làm bánh khác nhau dù nguyên liệu điều giống. Nhưng bánh Giá luôn nhớ phải có đậu nành thì mới ngon’’.

Cô Ba Đẹp kể, khách đến mua chiếc bánh Giá để kẹp với bánh mì ăn dọc đường đến cơ quan. Có người mua về để ăn với bún và rau sống, nước mắm chua ngọt. Mỗi người một cách ăn chỉ để tận hưởng chiếc bánh nóng; giòn, béo ngậy từ gan heo và đậu nành xay nhuyễn. Vị tôm tươi cùng đậu phộng giòn rụm ngây ngất.