25/07/2024

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

Bé chậm ăn, suy dinh dưỡng thì cần bổ sung những gì?

5 phút, 21 giây để đọc.

Trẻ biếng ăn, chậm lớn và chậm tăng cân phải làm sao? Đó là câu hỏi chung của rất nhiều bà mẹ hiện nay. Con bạn đã đến tuổi ăn dặm nhưng rất biếng ăn, không tăng cân, trong quá trình ăn hay bú không chịu nuốt khiến các mẹ lo lắng bé sẽ không có chất dinh dưỡng để phát triển. Theo tìm hiểu, nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn một phần do quá trình tăng trưởng làm giảm cảm giác thèm ăn và một phần do cách chế biến món ăn dặm, cách cho trẻ ăn sai cách.

Để giúp các mẹ giải quyết tình trạng biếng ăn ở trẻ cũng như có cách nấu những món ăn ngon, bổ dưỡng cho trẻ biếng ăn, hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. Trẻ biếng ăn chậm tăng cân và cách khắc phục dưới đây để có thêm thông tin thú vị.

Thế nào là trẻ bị còi xương và chậm lớn?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có nhiều yếu tố khiến trẻ còi xương, chậm lớn, tuy nhiên cơ bản nhất vẫn thuộc về thiếu dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là thiếu vitamin D.

Thế nào là trẻ bị còi xương và chậm lớn?

Số bữa ăn và lượng ăn phụ thuộc vào tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 1 tuổi cần ăn 3 – 4 bữa cháo (bột)/ngày + 500ml sữa. Muốn biết con mình có thuộc tình trạng biếng ăn hay không, các mẹ có thể dựa vào thời gian ăn hết bữa ăn của bé. Với một đứa trẻ được xem là ăn bình thường, bữa ăn sẽ kéo dài khoảng 15 – 20 phút, trẻ ăn ngon miệng, hào hứng khi ăn. Nếu thời gian trên 30 phút, hay quấy khóc, không há miệng. Chỉ ăn được 2 bữa hoặc và ít hơn 250ml sữa/ngày thì được xem là trẻ biếng ăn.

Trẻ biếng ăn, chậm lớn có thể thuộc về bệnh lý, do mọc răng. Do khẩu vị hoặc do tâm lý ( tâm lý của trẻ và của bố mẹ ). Để khắc phục tình trạng về dinh dưỡng này, bố mẹ cần có những giải pháp toàn diện. Phù hợp nhất để bé có thể hứng thú với việc ăn uống mỗi ngày.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ biếng ăn có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân sau:

  • Biếng ăn do bệnh lý: Trẻ mọc răng, trẻ bị viêm họng, viêm amidan, sâu răng, rối loạn tiêu hóa… Đều khiến cho trẻ bị đau, khó chịu, dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ.
  • Biếng ăn do cách chế biến thức ăn: Sai lầm trong cách chế biến thức ăn của cha mẹ là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ. Chế biến thức ăn không đa dạng, trong một ngày bé chỉ ăn một loại cháo hay một loại thức ăn làm bé chán ngán. Thức ăn quá khô hoặc quá nhuyễn làm trẻ không thích thú trong việc ăn uống. Thêm vào đó là trẻ bị căng thẳng do người lớn dọa nạt, ép ăn.
  • Biếng ăn do dùng thuốc kháng sinh dài ngày: Việc sử dụng thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa khiến trẻ lười ăn.
  • Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác như: Sau chủng ngừa, sau chấn thương, do bẩm sinh (có khoảng 5% trẻ biếng ăn do bẩm sinh)… Dẫn đến bé mất khẩu vị không muốn ăn.

Dinh dưỡng cần thiết cho trẻ còi xương, chậm lớn

Bổ sung lượng canxi

Bổ sung lượng canxi

Để trẻ thoát khỏi tình trạng còi xương, phát triển cao lớn các bậc cha mẹ bổ sung lượng canxi dạng nano. Để trẻ dễ hấp thu, vitamin D, đặc biệt là dưỡng chất MK7 (vitamin K2 từ tự nhiên). Giúp đưa canxi trực tiếp đến tận xương, giúp hệ xương của trẻ phát triển tốt nhất.

Thực đơn phong phú

Trên thực tế không ít trẻ biếng ăn, chậm lớn một phần do các bậc cha mẹ không thay đổi món ăn, khẩu vị cho bé thường xuyên.  Vì vậy, mẹ nên chịu khó thường xuyên thay đổi món cho bé để kích thích cảm giác ngon miệng. Bé sẽ ăn uống được nhiều hơn, đảm bảo sức khỏe mỗi ngày của bé.

Tăng cường hệ miễn dịch đường tiêu hóa

Nếu trẻ biếng ăn kết hợp với tình trạng thường xuyên ốm vặt như ho, sốt, viêm họng, tiêu chảy,… Các mẹ nên lưu ý tăng cường sức đề kháng giúp cho cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh với các dưỡng chất. Như sữa non Colostrum, Immun Alpha. Đồng thời thường xuyên tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch của đường tiêu hóa.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có đến 80% tế bào miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa. Nếu cơ quan này được chăm sóc, bảo vệ tốt sẽ giúp cơ thể trẻ tăng cường hấp thu lượng chất dinh dưỡng được tốt nhất. Bổ sung men vi sinh giàu vi khuẩn có lợi Probiotic và chất xơ hòa tan như Prebiotic. Cũng là một trong những lựa chọn tối ưu hiện nay giúp bé hết còi xương, chậm lớn.

Bổ sung vitamin

Đặc điểm của trẻ là luôn luôn vận động. Điều này khiến cơ thể bé tiết khá nhiều mồ hôi vào mùa hè nóng bức. Khi mồ hôi tiết ra, cùng với đó là một hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng bị hao hụt.

Bổ sung vitamin

Trẻ rất dễ thiếu các vitamin, đặc biệt là các vitamin B1, B2, B6, C và PP trong mùa hè do bé luôn vận động khiến hàm lượng dinh dưỡng bị hao hụt. Để trẻ không bị còi xương, chậm lớn, lời tư vấn dinh dưỡng của các bác sĩ chuyên khoa ở đây là các mẹ nên chú ý cho bé ăn hoa quả tươi mỗi ngày. Những loại quả như dưa hấu, dâu tây, bơ, đu đủ hay dứa,… Rất phổ biến trong mùa hè mà lại tốt cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, các loại quả giàu vitamin A như: đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí đỏ,… Cũng hạn chế khô da và thiếu nước, để tránh và chữa táo bón cho bé rất tốt.