13/10/2024

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

Những biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em

5 phút, 6 giây để đọc.

Dị ứng thời tiết là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm với khí hậu. Và trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh. Vậy dị ứng thời tiết ở trẻ em và cách chữa trị như thế nào. Để phòng tránh và khắc phục những tác hại có thể xảy ra với con em mình. Bài viết hôm nay chúng tôi muốn gửi đến các bậc phụ huynh một số thông tin hữu ích để có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này.

Nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ em

Dị ứng thời tiết có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Đặc biệt, bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do cơ thể phản ứng với sự thay đổi thất thường của thời tiết. Ngoài ra, trẻ bị dị ứng có thể là do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như

Nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ em

  • Mạt bụi
  • Phấn hoa
  • Độ ẩm tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi và phát triển mạnh mẽ
  • Áp suất khí quyết thay đổi, giảm đột ngột
  • Nhiệt độ tăng hoặc giảm thất thường

Biểu hiện lâm sàng bệnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa, làn da của trẻ thường mỏng. Sự thích nghi với môi trường bên ngoài chưa bằng người lớn. Nên nếu thời tiết bước vào giai đoạn giao mùa. Chuyển từ mùa nóng chuyển sang lạnh hoặc ngược lại sẽ làm cho da xuất hiện những nốt mẩn đỏ và ngứa. Hiện tượng này gọi là dị ứng thời tiết ở trẻ.

Trẻ em bị dị ứng thời tiết thường có các biểu hiện lâm sàng như sau:

Nổi ban và viêm mũi

– Nổi phát ban trên da: Da của bé lúc này sẽ xuất hiện những nốt nổi mẩn đỏ, giống như rôm sảy. Nhiều nhất là ở vùng da ít được che chắn nhu tay chân, cổ, mặt. Hoặc có thể bị toàn thân. Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất khi trẻ bị dị ứng thời tiết.

– Viêm mũi dị ứng: Nếu thấy da của bé nổi phát ban. Kết hợp với hiện tượng viêm mũi dị ứng thì rất có thể con bạn đang bị chứng dị ứng thời tiết. Viêm mũi dị ứng ở trẻ trong tình trạng này thường có các biểu hiện chính là trẻ bị hắt hơi nhiều lần. Xuất hiện dịch mũi gây sổ sũi, trẻ thở khó khăn hơn.

Cơ thể mệt mỏi, nổi mề đay và sốt

– Sốt: Với các trường hợp trẻ bị dị ứng thời tiết vào mùa hè, cơ thể bị mất nước nhiều hơn. Nếu các bậc cha mẹ không bổ sung đầy đủ lượng nước này và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Sẽ khiến sức đề kháng của trẻ yếu đi, nhiều trẻ bị tình trạng sốt cao.

Cơ thể mệt mỏi, nổi mề đay và sốt

– Cơ thể trẻ mệt mỏi: Vì tình trạng ngứa ngáy diễn ra thường xuyên khiến trẻ luôn có cảm giác khó chịu. Cơ thể mệt mỏi, lười vận động, chán ăn, mất tập trung.

– Nổi mề đay cấp tính: Khi dị ứng thời tiết ở trẻ không được bố mẹ phát hiện và điều trị sớm. Sẽ là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nổi mề đay cấp tính. Biểu hiện chính của nổi mề đay là nổi mẩn toàn thân hoặc nổi lên những đám phù màu hồng, cả người ngứa dữ dội.

Vậy khi biết trẻ bị dị ứng thời tiết chúng ta nên làm gì?

Khi trẻ bị dị ứng cấp hay gọi là mới phát bệnh: tùy mức độ biểu hiện của dị ứng mà bạn có thể theo dõi. Và xử lý tại nhà một cách đơn giản. Một số trường hợp bất thường với những biểu hiện nguy hiểm mình đã nói trên. Hoặc điều trị tại nhà không hiệu quả cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để điều trị kịp thời bạn nhé!

Tùy tình trạng của trẻ, mức độ dị ứng, mức độ tổn thương, nguyên nhân gây bệnh … BS sẽ dùng loại thuốc phù hợp như: chống dị ứng, giảm mẫn cảm,… Chủ yếu những loại thuốc này làm giảm các triệu chứng khó chịu của trẻ. Bởi, những bệnh về dị ứng, cơ địa là bệnh bạn phải xác định sống suốt đời cùng chúng rồi nè! Những loại thuốc này khi sử dụng, cần phải được tư vấn từ các BS chuyên khoa. Không được tự ý sử dụng bạn nhen. Vì không khéo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và làm vấn đề của bệnh thêm trầm trọng hơn đấy.

Điều trị 

Vì dị ứng thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con trẻ. Vì vậy nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bệnh đáng nghi ngờ như trên. Các bậc cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở khám chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Điều trị 

Với các trường hợp nhẹ, các mẹ có thể điều trị cho con tại nhà và giữ gìn sức khỏe cho con như sau:

+ Không nên cho con trẻ ra ngoài. Nếu có ra thì phải được trang bị quần áo, khẩu trang đầy đủ.

+ Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nước, nhất là không cho trẻ tắm lâu. Chỉ nên lau người cho bé bằng nước ấm. Không dùng xà phòng diệt khuẩn thông thường mà phải chọn những loại thật dịu nhẹ.

+ Không cho con gãi hay tác động khác lên những vùng da bị dị ứng.

+ Chú ý giữ vệ sinh thật sạch cho con để tránh lây nhiễm đến các bộ phận khác trên cơ thể

+ Bổ sung nhiều vitamin từ hoa quả tươi, đồng thời cân bằng chất dinh dưỡng cần thiết khác từ thịt động vật. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước để cơ thể được cân bằng.