24/07/2024

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

Kiểm tra nghiêm ngặt các khâu nhập khẩu gạo vào Việt Nam

Kiểm tra nghiêm ngặt các khâu nhập khẩu gạo vào Việt Nam
5 phút, 44 giây để đọc.

Bộ Công Thương vừa thành lập một đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xuất nhập khẩu gạo tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gạo trong nước. Việt Nam – nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới lần đầu tiên mua gạo của “đối thủ” Ấn Độ, dù giá gạo Việt Nam xuất khẩu ra thế giới đang tăng với mức cao nhất trong vòng 9 năm qua: Từ 500-505 USD / tấn. Là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới, Việt Nam nhập khẩu gạo từ chính đối thủ cạnh tranh là Ấn Độ có thể khiến nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng bất ngờ.

Kiểm tra các doanh nghiệp nhập khẩu gạo

Kiểm tra các doanh nghiệp nhập khẩu gạo

Cụ thể, thông tin từ Bộ Công thương, đoàn kiểm tra sẽ tiến hành làm việc với 5 doanh nghiệp: Công ty Cổ phần tập đoàn Tân Long; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuận Minh; Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời; Công ty Cổ phần Tân Đồng Tiến.

Trước đó, ngày 24.6, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) đã có công văn hỏa tốc gửi các thương nhân xuất nhập khẩu gạo, nhấn mạnh: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát tình hình xuất nhập khẩu gạo trong các tháng đầu năm nay, Bộ Công thương đã thành lập đoàn công tác kiểm tra thi hành pháp luật đối với các thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu gạo.

Theo đó, Cục Xuất nhập khẩu đề nghị các thương nhân phối hợp, sắp xếp, bố trí đại diện lãnh đạo thương nhân làm việc với đoàn kiểm tra của Bộ Công thương. Yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo về các nội dung liên quan đến tình hình nhập khẩu. Kinh doanh, tiêu thụ gạo Ấn Độ tại văn bản số 435 ngày 22.6.2021 của Cục Xuất nhập khẩu. Về việc nhập khẩu gạo từ Ấn Độ.

Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD để mua gạo Ấn Độ

Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD để mua gạo Ấn Độ

Cụ thể, tại công văn 435, đơn vị này yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo số liệu nhập khẩu, kinh doanh, tiêu thụ gạo Ấn Độ của công ty từ ngày 1.1.2020 đến ngày 31.5.2021. Về tình hình nhập khẩu (số tờ khai nhập khẩu, ngày nhập, số lượng, giá trị); tình hình kinh doanh, tiêu thụ (tiêu thụ tại công ty, mục đích, xuất bán, số ngày hóa đơn xuất bán); tồn kho… Báo cáo này yêu cầu gửi về Cục trước ngày 29.6.2021.

Bộ Công thương cũng yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các giấy tờ, tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin, tài liệu đã cung cấp cho đoàn kiểm tra.

3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD. Để mua gạo của Ấn Độ, tăng hơn 554 lần về trị giá so cùng kỳ năm ngoái là 76 tấn gạo với trị giá 135.000 USD; về lượng tăng hơn 3.000 lần so cùng kỳ. Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm, gạo Ấn Độ sang Việt Nam tầm 500 đến vài nghìn tấn. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát. Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ. Tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng này đang tiếp diễn từ đầu năm đếm nay.

Giá gạo thấp hơn gạo Việt Nam

Giá gạo thấp hơn gạo Việt Nam

Theo Bộ Công thương, quý 1, gần như toàn bộ các lô gạo nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam đều là gạo non-basmati với giá trung bình khoảng 303 USD/tấn; thấp hơn gần 200 USD/tấn so mức 500 USD/tấn giá gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này. Trong tháng 5, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ nói chung có tăng; đến cuối tháng đạt mức 382 USD/tấn; gạo Việt Nam khoảng 493 USD/tấn. Như vậy, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ luôn thấp hơn gạo xuất khẩu Việt Nam cùng chủng loại trên dưới 100 USD/tấn.

Cùng thời điểm gạo Ấn Độ ồ ạt đổ vào Việt Nam, thông tin từ cơ quan hải quan. Từ cuối năm 2020 đến hết tháng 5, có một số công ty nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về Việt Nam vi phạm về nhãn mác, xuất xứ. Đặc biệt, một trong 5 doanh nghiệp mà Bộ Công thương làm việc kỳ này. Trong tháng 3 cũng đã nhập khẩu 2 lô hàng gạo từ Ấn Độ về. Nhưng trên bao bì lại ghi nhãn mác xuất xứ Việt Nam; hiện đang được hải quan TP.HCM điều tra xác minh.

Thu hẹp diện tích không làm thiếu gạo

Thực tế là từ năm 2016 đến nay, ngành NNPTNT đang tái cơ cấu mạnh mẽ. Trong đó mô hình trồng lúa đang thu hẹp bớt tại ĐBSCL. Mô hình tôm – cây ăn trái – lúa đang được thực hiện. Bên cạnh đó, Việt Nam đang đẩy mạnh trồng lúa chất lượng cao. Để phục vụ xu thế tiêu dùng hiện nay không chỉ cho xuất khẩu. Mà cả nhu cầu trong nước cũng đang hướng đến gạo thơm nhiều hơn.

Bộ NNPTNT cũng cho biết, mặc dù một số địa phương bị xâm nhập mặn sâu và kỷ lục. Độ mặn cao buộc phải thu hẹp bớt điện tích hoặc gieo cấy muộn. Nhưng năng suất vẫn đảm bảo, nên không có chuyện thiếu hụt lượng gạo. Điều này được minh chứng cụ thể bằng 42,7 triệu tấn lúa thu hoạch được trong năm 2020. Là năm kỷ lục về hạn mặn tại ĐBSCL và hạn hán khốc liệt tại miền Trung.

Giáo sư-Tiến sĩ Võ Tòng Xuân cho biết, mấy năm gần đây, Việt Nam chủ trương giảm diện tích lúa chất lượng trung bình như IR50404. Chuyển sang tăng diện tích lúa thơm; lúa chất lượng cao nên phân khúc gạo; tấm phục vụ phân khúc tương ứng đang thiếu. Nếu như thời điểm bùng phát dịch COVID-19 hồi tháng 2, tháng 3. Giá lúa IR50404 chỉ khoảng 4.200đ/kg thì bây giờ đã tăng đến gần 7.000đ/kg. Đây là loại lúa dễ trồng nhất, cho năng suất cao nhất. Một số quốc giá rất thích mua loại lúa gạo này để về chế biến bột, bún, hủ tíu…

Những thông tin trên đây của zoorasta.com giúp cho bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về kinh tế trong và ngoài nước.