13/01/2025

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

Xuất khẩu phân bón mang về doanh số cao nhất từ trước đến nay

Xuất khẩu phân bón mang về doanh số cao nhất từ trước đến nay
3 phút, 57 giây để đọc.

Sau hơn tám năm tham gia thị trường, đến nay, lần đầu tiên xuất khẩu phân bón của nước ta đạt 615.710 tấn, tương đương 212,867 tỷ USD… Thị trường chiếm 64% tổng lượng phân bón. Về xuất khẩu phân bón, Đông Nam Á đã trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đối với mặt hàng này. Trước đây, Việt Nam là nước nhập khẩu một lượng lớn phân bón hóa học. Từ đầu năm đến nay, lượng nhập khẩu phân hóa học giảm mạnh, lượng phân hóa học xuất khẩu tăng nhanh. Thực tế, Việt Nam cũng đã xuất khẩu phân hóa học trong vài năm trở lại đây.

Phân bón xuất khẩu ra nước ngoài

Phân bón xuất khẩu ra nước ngoài

Việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài được bắt đầu khi các nhà máy sản xuất của Việt Nam đáp ứng thừa nhu cầu tiêu thụ trong nước. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải Quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/6, xuất khẩu phân bón đạt 615.710 tấn, tương đương giá trị 212,867 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 1,76 lần về trị giá. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu phân bón đạt con số cao kỷ lục như vậy.

Giá phân bón xuất khẩu trong tháng 5 tăng nhẹ 0,9% so với tháng 4 và tăng 14% so với tháng 5-2020, đạt trung bình 342,3 USD/tấn. Tính chung trong cả năm tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu cũng tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 322 USD/tấn. Các loại phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia và chiếm 37% trong tổng lượng và 39% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước trong năm tháng đầu năm nay, đạt 214.136 tấn, tương đương 72,7 triệu USD, tăng mạnh 63,3% về lượng và tăng 76,5% kim ngạch so với cùng kỳ, giá cũng tăng 8,1%, đạt 339,5 USD/tấn.

Giá xuất khẩu tương đối cao

Giá xuất khẩu tương đối cao

Xuất khẩu sang Malaysia đạt 41.293 tấn, tương đương 8,6 triệu USD, giá 208,2 USD/tấn, giảm cả về lượng và kim ngạch. Tuy nhiên giá xuất khẩu tăng tương đối cao gần 23%. Xuất khẩu sang Lào đạt 24.330 tấn, tương đương 8,98 triệu USD, chiếm hơn 4% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 9,3% về lượng và tăng 4,3% về kim ngạch so với cùng kỳ, giá giảm 4,5%, đạt 369 USD/tấn. Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường Philippines và Mozambique. Mặc dù kim ngạch không lớn, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tăng rất mạnh.

>> Có thể cập nhật thêm nhiều tin tức tại zoorasta.com nhé.

Những loại phân bón được xuất khẩu nhiều

Năm nay, xuất khẩu phân bón gia tăng mạnh là do nhiều loại phân bón chủ lực như ure, NPK… được sản xuất trong nước. Không những đã đủ đáp ứng cho nhu cầu nội địa. Mà còn dư để xuất khẩu. Phân ure do Nhà máy đạm Cà Mau và Nhà máy đạm Phú Mỹ sản xuất đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Phân NPK vốn đã được xuất khẩu từ mấy năm qua. Năm nay lượng xuất khẩu lại càng tăng mạnh. Phân DAP tuy vẫn phải nhập thêm từ nước ngoài. Nhưng do đã được nhập về nhiều, cộng với sản lượng không nhỏ từ nhà máy DAP Đình Vũ (Hải Phòng). Tính ra đang dư so với nhu cầu trong nước. Nên nhà máy này cũng đã cho xuất khẩu DAP …

Xuất khẩu có thương hiệu là phân bón được đóng bao, in nhãn mác đàng hoàng. Nhưng giá bán cao hơn, lợi nhuận tốt hơn. Quan trọng nhất là doanh nghiệp sẽ giữ được thị trường ổn định. Còn xuất không thương hiệu tức là xuất theo dạng hàng rời, không bao bì, nhãn mác gì cả. Nhà nhập khẩu mua phân bón dạng này về đóng bao dưới nhãn mác nào đó của họ rồi tung ra thị trường.

Vì thế, xuất khẩu không thương hiệu thường bị ép giá; dễ bị mất thị trường khi có nước khác chào giá bán thấp hơn. Đối với sản phẩm cùng loại. Do đó, khi buộc phải xuất khẩu theo dạng không thương hiệu. Các doanh nghiệp chủ yếu chỉ nhắm tới vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho công nhân; gia tăng doanh số; còn lợi nhuận là không đáng kể.