13/01/2025

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

Một số biểu hiện lâm sàn của bệnh đột quỵ

5 phút, 3 giây để đọc.

Bệnh đột quỵ là một trong những căn bệnh xảy ra nhanh chóng, bất ngờ khiến người bệnh khó có thể chống chọi kịp và gây tử vong cao. Tai biến mạch máu não xảy ra khi một mạch máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ, khiến não không được cung cấp đủ oxy. Khi đó, một phần não bắt đầu chết và gây tổn thương não. Tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và để lại nhiều di chứng vĩnh viễn cho người bệnh. Tuy nhiên, nhiều người không có kiến thức y khoa về căn bệnh này nên khi xảy ra thường gặp khó khăn. Trong bài viết chi tiết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bệnh đột quỵ 

Bệnh đột quỵ 

Bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là chứng bệnh thường gặp và cực nguy hiểm, chỉ đứng sau bệnh tim và ung thư. Trên thế giới, mỗi năm vẫn có hàng trăm người tử vong do bệnh đột quỵ gây nên.

Đặc trưng của bệnh

Đặc trưng nhất của bệnh là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch) làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

+ Nhồi máu lên não: Đa phần bệnh nhân bị đột quỵ thường bị nhồi máu não do vùng não không được cấp máu, thường là do hẹp hoặc tắc một động mạch não. Nếu tình trạng này không được phát hiện và kịp thời cứu chữa sẽ là nguyên nhân chính khiến lượng máu không được lưu thông, vận chuyển lên não, các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối.

+ Xuất huyết não: Hiện tượng này thường chiếm 15%: Bệnh xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh,…

Ai dễ mắc bệnh?

Bệnh đột quỵ xảy ra phổ biến nhất ở người cao tuổi. Nhất là nam giới với các nguyên nhân gây bệnh chính là cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch; mỡ máu, bệnh mạch máu ngoại biên,… Những người lười vận động, béo phì, chế độ dinh dưỡng không khoa học, hợp lý; thường xuyên lạm dụng các chất kích thích, dây thần kinh bị căng thẳng kéo dài,… Cũng là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ đột quỵ.

Theo thống kê lâm sàng, khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ có khả năng phục hồi các cơ quan bị tê liệt. Còn lại 50% có nguy cơ phải chịu những di chứng nặng nề do bệnh gây nên.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên đến gặp bác sĩ hoặc gọi cấp cứu nếu bạn có một trong các triệu chứng đột quỵ sau:

  • Đột ngột bị tê, có cảm giác châm chích, yếu hoặc không thể cử động mặt, tay hoặc chân, đặc biệt khi chỉ xảy ra ở một bên cơ thể
  • Thay đổi thị lực đột ngột
  • Không thể nói hoặc khó nói
  • Đột ngột lú lẫn hoặc gặp vấn đề trong việc hiểu những câu đơn giản
  • Đột ngột gặp vấn đề trong việc đi lại hoặc giữ thăng bằng
  • Đau đầu dữ dội khác với những cơn đau đầu trước đây
  • Có dấu hiệu của thiếu máu não thoáng qua hoặc tai biến, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất
  • Đang uống aspirin hoặc các thuốc chống đông máu khác và bạn thấy dấu hiệu của chảy máu
  • Nuốt sặc do thức ăn rớt vào khí quản
  • Có triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu gồm: đỏ, nóng và đau một vùng cụ thể trên cánh tay hoặc chân
  • Bị loét do tỳ đè
  • Thấy cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng ngày càng cứng hơn. Và bạn không thể duỗi thẳng nó ra được (co cứng)
  • Có dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu, bao gồm sốt, tiểu đau, tiểu ra máu và đau thắt lưng
  • Gặp vấn đề trong việc giữ thăng bằng.

Những biểu hiện lâm sàng của bệnh

Những biểu hiện lâm sàng của bệnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường bệnh đột quỵ không có những dấu hiệu cụ thể báo trước, do đó đa phần bệnh nhân mắc bệnh thường là đột ngột. Tuy nhiên nếu để ý sẽ thấy một số biểu hiện lâm sàng cơ bản như sau:

– Đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, kèm theo hiện tượng phần cổ bị cứng lại và có cảm giác muốn nôn

– Bị cứng miệng, khó nói hoặc khó hiểu người khác nói gì. Yếu đột ngột ở một phần cơ thể. Thường

– Nhìn khó khăn: mắt mờ hoặc mù một bên hoặc nhìn thấy hình đôi

– Tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu; mất ý thức

– Cử động chậm chạp, khó cầm nắm các vật dụng, cánh tay bị cứng đơ.

Trên đây là một số dấu hiệu lâm sàng của bệnh đột quỵ do chúng tôi cung cấp. Thông thường các biểu hiện này diễn ra thoáng qua và rất nhanh do thiếu máu não thoáng qua. Nếu không được phát hiện và nhập viện sớm để được điều trị, nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe. Rất có thể sẽ khiến bệnh tình tiến triển nhanh hơn. Làm cho người bệnh bị té ngã, hôn mê bất tỉnh.

Để bảo vệ sức khỏe của toàn xã hội, các bác sĩ chuyên khoa khuyên mỗi người nên chú ý giữ gìn sức khỏe ở thể trạng tốt nhất bằng việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao hợp lý.