Đậu hũ thối là món ăn truyền thống và nổi tiếng của nền ẩm thực Trung Hoa. Sự đặc biệt của nó nằm ở hương vị đậm đà và có mùi rất đặc trưng. Nếu ai chưa quen sẽ thấy mùi rất khó chịu. Tuy nhiên ăn rồi sẽ sinh ra ghiền và muốn ăn thêm nữa. Món đặc sản này thường được bày bán ở các khu chợ đêm hay vỉ hè và lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Nhiều thực khách sành ăn nói rằng, khi đã quen thì mùi càng nặng càng thấy hấp dẫn, vị ngon lại tăng thêm đôi phần. Bỏ qua trở ngại ban đầu thì món ăn này rất đáng để thử khi đến Trung Quốc. Như vậy để hiểu hơn về đặc sản độc đáo này, hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Nguồn gốc món đậu hũ thối
Đúng như tên gọi, đậu phụ thối có mùi rất nặng, xuất phát từ việc lên men đậu phụ trong thời gian dài. Tùy thuộc quá trình lên men khác nhau mà món ăn này sẽ có “độ thối” khác nhau.
Tương truyền, đậu phụ thối có từ đời Khang Hy, hoàng đế thứ tư của nhà Thanh. Bấy giờ, Vương Trí Hòa, một sĩ tử thi trượt, không có lộ phí về nhà nên ở lại kinh thành bán đậu phụ. Một ngày nọ, đậu phụ bị ế, anh ta bèn cắt đậu thành những miếng nhỏ đem ướp muối trong chum. Vài ngày sau, anh mở chum ra, thấy đậu phụ bốc mùi rất thối và chuyển sang màu lục. Nếm thử thấy ngon, Vương Trí Hòa bèn mang ra bán. Món ăn lạ từ đó được nhiều người chuộng và lan truyền rộng rãi.
Câu chuyện truyền miệng trên còn có một dị bản kể rằng Vương Trí Hòa lại là một người chăn lợn kiêm bán đậu phụ. Một ngày nọ, anh bỏ đậu phụ rán vào chum và nêm gia vị. Nhưng đàn lợn khiến anh xao nhãng mà quên đậy nắp. Vôi trắng trên tường vô tình rơi vào chum. Khi quay lại, Vương Trí Hòa đã thấy đậu phụ rán đã thành đậu phụ thối rán.
Cách chế biến đậu hũ thối
Để làm đậu phụ thối kiểu giống như Trung Quốc, đầu tiên người ta đặt đậu nên một cái nong hoặc cái nia sau đó lấy túi bọc thực phẩm bọc kín lại để ở 35 – 37 độ C. Đây là quá trình sẽ giúp đậu lên men. Lưu ý sau khi làm xong nên để đậu ở nơi có bóng dâm. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm độ ngon của đậu.
Sau khi để được khoảng 5 ngày thì lấy chỗ đậu đó ra và rắc một ít muối lên trên bề mặt đậu. Rồi xếp vào lọ thủy tinh hoặc chum. Cuối cùng là cho hỗn hợp rượu, nước và muối hòa tan vào lọ hoặc chum đậy kín nắp lại. Tiếp tục để thêm 10 ngày nữa là một mẻ đậu phụ thối ngon lành ra đời.
Thực khách có thể ăn trực tiếp, hoặc gọi phiên bản hấp hoặc hầm. Tuy nhiên cách chế biến phổ biến nhất là rán. Đậu phụ thối được lấy ra khỏi lọ, chum rửa qua một lượt nước, lau khô. Sau đó cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn. Cho dầu vào chảo đun sôi sau đó bỏ đậu vào chiên ngập dầu. Đến khi mặt ngoài vàng đều hoặc có một số nơi thì đậu chiên có màu đen. Như vậy đậu sẽ chín vừa tới bên ngoài giòn, bên trong vẫn mềm. Giữ nguyên được vị béo, bùi của miếng đậu. Cuối cùng là để đậu ra đĩa dưới lên trên nước tường và tương ớt ăn kèm với một ít rau để đỡ ngấy.
Kết luận
Đậu phụ thối đã trở nên quen thuộc với người dân Trung Quốc. Đây được xem là món ăn bình dân và đã trở thành nét văn hóa đặc trưng riêng của quốc gia hơn một tỷ dân.
Nếu là người đam mê ẩm thực đường phố, bạn hãy thử ăn vài miếng đậu phụ thối rán kèm với tương ớt, khi đi du lịch Trung Quốc. Song nếu du khách không quen những món có mùi nặng, việc thưởng thức đậu phụ thối sẽ như “cực hình”.
Bài Viết Tương Tự
Khi đến Quảng Ngãi, bạn phải thưởng thức món đặc sản này
Đuổi muỗi bằng những bí quyết tuyệt vời sau đây
Vỏ chuối và công dụng dọn nhà cực hiệu quả