13/01/2025

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

Credit Suisse kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu tăng mạnh trong tương lai

5 phút, 4 giây để đọc.

Credit Suisse kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu sẽ còn mạnh hơn nữa trong những tháng tới khi các quốc gia dần mở cửa nền kinh tế trở lại. Điều đó dẫn đến sự phục hồi trong tăng trưởng doanh thu và tuyển dụng. Trong báo cáo về triển vọng đầu tư cho nửa cuối năm 2021, Credit Suisse dự đoán rằng, GDP kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5,9% trong năm nay và tăng 4% vào năm 2022. Tăng trưởng sẽ được dẫn dắt bởi việc triển khai vắc xin, kích thích tài chính cùng với sự phục hồi trong lĩnh vực dịch vụ. Cụ thể về sự tăng trưởng này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tiếp tục theo dõi tại bài viết bên dưới nhé.

Sự mở rộng kinh tế dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận trên toàn cầu

Credit Suisse dự đoán GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng với tốc độ 6,9% trong năm nay; khu vực EU dự kiến ​​GDP sẽ tăng trưởng 4,2%, trong khi châu Á ngoại trừ Nhật Bản được dự đoán sẽ tăng trưởng 7,5%.

Theo Ray Farris, Giám đốc đầu tư khu vực Nam Á tại Credit Suisse; sự mở rộng kinh tế có thể sẽ dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ trong tăng trưởng lợi nhuận trên toàn cầu, vốn là động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán.

“Chúng tôi đang kỳ vọng cổ phiếu sẽ trở thành loại tài sản hoạt động tốt hơn trong vòng 6 tháng đến 1 năm tới. Chỉ cần lợi nhuận doanh nghiệp tiếp tục có xu hướng cao hơn. Lịch sử cho thấy rằng, giá cổ phiếu sẽ tiếp tục đi lên. Thỉnh thoảng sẽ có những áp lực điều chỉnh. Nhưng những phiên điều chỉnh đó thực sự sẽ là cơ hội”, Ray Farris cho biết.

Sự mở rộng kinh tế dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận trên toàn cầu

Trên thị trường cổ phiếu, Credit Suisse ưa thích các lĩnh vực mang tính chu kỳ như ngành tài chính và nguyên vật liệu. Cổ phiếu chu kỳ là những công ty có hoạt động kinh doanh cơ bản của có xu hướng tuân theo chu kỳ kinh tế mở rộng và suy thoái.

Credit Suisse ưa thích các thị trường có tính chu kỳ ở châu Âu. Như Anh, Đức và Tây Ban Nha. Ông Farris cho biết. Thị trường chứng khoán châu Âu sẽ tạo ra mức tăng trưởng lợi nhuận. Tương tự như Mỹ vào năm 2021.

Credit Suisse giữ quan điểm trung lập với chứng khoán Trung Quốc

Ở châu Á, Credit Suisse ưa thích cổ phiếu của Hàn Quốc và Thái Lan. Vì có thể được hưởng lợi từ sự thiếu hụt chip trên toàn thế giới và xu hướng đầu tư theo lạm phát trên toàn cầu. Chứng khoán Thái Lan nhiều khả năng cũng sẽ hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu.

Trong khi đó, Credit Suisse giữ quan điểm trung lập với chứng khoán Trung Quốc. Với lý do đà tăng trưởng kinh tế chậm lại sau khi trở lại sau đại dịch. Và rủi ro về các quy định đang đè nặng lên tâm lý thị trường. Ông Farris cho biết, thị trường tài sản và giá tài sản vẫn được hỗ trợ. Bởi chính sách tiền tệ ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các quốc gia khác.

Áp lực lạm phát và rủi ro lạm phát đã gia tăng

“Các ngân hàng trung ương lớn có khả năng sẽ tiếp tục mở rộng bảng cân đối kế toán. Bơm thêm thanh khoản vào hệ thống cho đến cuối năm nay”, ông cho biết.

Theo Credit Suisse, áp lực lạm phát và rủi ro lạm phát đã gia tăng trong những tháng gần đây. Credit Suisse kỳ vọng, lạm phát sẽ tạm thời vượt qua các mục tiêu của ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế lớn. Khi các lĩnh vực dịch vụ mở cửa trở lại. Credit Suisse cũng cho biết, áp lực giá liên tục sẽ khuyến khích Fed rút lại chương trình mua tài sản sớm hơn dự kiến.

Áp lực lạm phát và rủi ro lạm phát đã gia tăng

Ông Farris cho rằng, Fed sẽ chưa công bố bất kỳ quyết định nào cho đến cuối quý III/2021. Và việc rút lại chính sách tiền tệ nới lỏng thực tế sẽ không xảy ra cho đến năm 2022. Hơn nữa, lãi suất có thể sẽ được giữ cho đến năm 2023. “Vì vậy, bối cảnh chính sách tiền tệ như thế sẽ rất hỗ trợ cho các tài sản rủi ro”, ông cho biết.

Credit Suisse: Chứng khoán châu Á khó có thể bật lên mạnh mẽ

“Các cổ phiếu bật tăng mạnh từ vùng giá thấp. Do được hỗ trợ bởi các chính sách chưa từng có của Ngân hàng Trung ương trên thế giới. Chúng tôi tin rằng, chứng khoán châu Á sẽ bước vào giai đoạn giao dịch trong biên độ giới hạn”, Suresh Tantia. Chiến lược gia tại Credit Suisse cho biết. Theo chuyên gia này, một trong những yếu tố đầu tiên khiến thị trường chứng khoán châu Á khó tăng mạnh là do đồng USD đang rất mạnh.

Khi niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán chao đảo vào tháng 3. Vì sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra. Đã đẩy nhu cầu nắm giữ USD tăng cao. Nhu cầu đó đến từ nhiều nguồn khác nhau. Bao gồm ngân hàng, công ty vay nợ bằng USD… Tất cả những điều đó đã đẩy đồng USD cao hơn.

Tuy nhiên, Tantia cho rằng: “Mặc dù những chính sách hỗ trợ có thể giữ cho thị trường không lao dốc. Nhưng cần có các yếu tố thực sự được cải thiện để giúp thị trường chứng tăng cao hơn mức giá hiện tại. Suy thoái toàn cầu có thể tác động nghiêm trọng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Điều này làm cho các nhà phân tích phải hạ dự báo lợi nhuận”.