Chế độ dinh dưỡng cho trẻ luôn là điều mà các bậc phụ huynh hết sức quan tâm. Chế độ ăn cân đối các chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và trí não. Trong đó, chất xơ là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ. Đối với trẻ em, nhóm chất xơ đóng vai trò quan trọng, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và để làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhất. Vậy lợi ích và tầm quan trọng của chất xơ đối với sức khỏe của trẻ là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin khoa học về tầm quan trọng và nhu cầu của chất xơ để cha mẹ có cách chăm sóc con tốt nhất nhé.
Chất xơ là gì? Chất xơ có ở đâu?
Chất xơ là xơ của thực phẩm có nguồn gốc thực vật và có hai loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Chất xơ hòa tan là dạng chất xơ khi đi vào ruột bị tác động của vi khuẩn đường ruột, có thể hấp thu nước và trở thành dạng chất gel, chất xơ hòa tan thường có trong các loại đậu, yến mạch, lúa mạch và một số loại trái cây…
Chất xơ không hòa tan đúng như tên gọi của nó sẽ không tan trong nước, không thay đổi hình dạng khi đi qua đường ruột, chất xơ hòa tan có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt, hạt, các loại trái cây và rau xanh đặc biệt là trong hạt, vỏ, thân cuống.
Những nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ
– Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chất xơ là thành phần chứa nhiều trong nhóm thực vật, chủ yếu là rau xanh, ngũ cốc, trái cây, các loại họ đậu.
– Trên thực tế, chất xơ này không trực tiếp cung cấp chất dinh dưỡng cho bé thiết yếu. Nhưng lại góp phần quan trọng để tăng sức đề kháng; ngăn ngừa nguy cơ táo bón và thanh lọc cơ thể.
– Chất xơ có tác dụng làm tăng khẩu phần thức ăn. Giúp mọi người cảm thấy no nhanh hơn nên kiểm soát được cân nặng hiệu quả.
– Đặc biệt, chế độ ăn uống có đầy đủ chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Dự phòng được các bệnh liên quan đến tiểu đường, viêm túi thừa đại tràng, ung thư đại trực tràng.
Bí quyết bổ sung chất xơ
– Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện đầy đủ như người lớn. Vì vậy, việc bổ sung các nhóm chất dinh dưỡng cần tuân thủ theo tháp dinh dưỡng. Hoặc chỉ dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng. Tránh nguy cơ dung nạp quá nhiều hoặc quá ít.
– Để bổ sung chất xơ cho trẻ khoa học, trước hết các mẹ cho bé ăn hoa quả đúng cách. Phương án tốt nhất là cho bé ăn cả nước lẫn cái, không chỉ ép lấy nước uống.
– Với trường hợp trẻ nhỏ, mẹ nên xắt trái cây thành từng miếng nhỏ. Vừa tốt cho răng, vừa tốt cho sức khỏe của bé.
– Thứ hai, mẹ nên cho bé ăn nhiều tinh bột, ngũ cốc, nhất là khoai tây, bánh mỳ, gạo nứt. Để tăng cường hàm lượng chất xơ được hiệu quả nhất.
– Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sữa chua cũng là một trong những thực phẩm giàu hàm lượng chất xơ bậc nhất. Vì vậy, muốn chăm sóc sức khỏe cho bé được tốt nhất, các mẹ nên cho trẻ ăn 2 hộp sữa chua mỗi ngày.
– Bên cạnh đó, các mẹ cũng chú ý cho bé uống thật nhiều nước. Bao gồm cả ước lọc và nước rau.
– Đặc biệt, việc bổ sung đầy đủ nhóm sữa cũng cơ thể của bé có đủ hàm lượng protein, khoáng chất, canxi. Tuy nhiên, hãy chú ý lựa chọn loại sữa có hương vị phù hợp nhất với trẻ.
Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ cho bé
Đây là một giải pháp được rất nhiều cha mẹ lựa chọn. Nhờ tính tiện lợi và hiệu quả của nó vì việc cho trẻ ăn rau củ không phải là một điều dễ dàng.
Tuy nhiên cần lưu ý chọn các sản phẩm uy tín có nguồn gốc rõ ràng, có thành phần rau củ đang dạng. Mà nếu có thể hãy chọn sản phẩm nào vừa bổ sung được cả chất xơ vừa bổ sung cả lợi khuẩn. Sẽ có ích hơn rất nhiều cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.
Một số lưu ý
– Nếu các mẹ muốn bổ sung chất xơ cho trẻ bằng các loại rau củ. Hãy chú ý chỉ nên cho thêm rau xanh vào khi đã gần nấu xong cháo. Hoặc bột cho bé để tránh tình trạng mất đi lượng chất xơ thiết yếu có trong rau.
– Một số loại rau xanh có tác dụng nhuận tràng, tốt cho hệ tiêu hóa là củ cải trắng; rau mồng tơi, rau đay, rau lang, đu đủ, khoai lang,… Vì vậy, mẹ nên lưu ý đến nhóm thực phẩm này.
– Trên thực tế, chất xơ có trong rau củ không tan được trong nước. Vì vậy bạn nên cho bé ăn cả phần nước và cái bằng cách bằm nhuyễn, nấu mềm hoặc cắt nhỏ khi nấu.
Bài Viết Tương Tự
Cách phòng bệnh ù tai ở người già
Bệnh nhiệt miệng là gì và cách phòng bệnh nhiệt miệng?
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý khô miệng