13/01/2025

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

Bạn đã biết nên bổ sung chất dinh dưỡng gì khi không may bị gãy xương chưa?

9 phút, 13 giây để đọc.

Gãy xương là một trong những điều mà rất nhiều người gặp phải. Quá trình phục hồi chức năng cho người bị gãy xương rất quan trọng. Làm sao để những người bị gãy xương có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống hàng ngày. Chế độ ăn uống cho người bị gãy xương là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh khi gặp các chấn thương về xương khớp. Vậy khi bị gãy xương chúng ta nên thực hiện chế độ ăn uống như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng giúp người bị gãy xương nhanh lành

Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng đó là việc đảm bảo được nhu cầu năng lượng và cân bằng các chất dinh dưỡng như: đạm, chất béo, bột, đường… Thêm nữa, để các tổ chức xương mới nơi bị gãy được tái tạo nhanh chóng thì cơ thể chúng ta cần phải bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, nhưng chủ yếu là các vi chất như: Canxi, Magie, Vitamin B6, Vitamin B12, Photpho, Axit Folic.

Chế độ dinh dưỡng giúp người bị gãy xương nhanh lành

Khi bị gãy xương, đặc biệt là xương chân thì cơ thể con người cần phải được bổ sung thêm một lượng Protein và Canxi lớn để xương nhanh phục hồi. Để Canxi được hấp thu vào cơ thể dễ dàng và nhanh hơn thì cần phải có sự hỗ trợ của Vitamin D. Nhằm giúp cho quá trình chuyển Canxi tới khung xương năng suất và hiệu quả hơn, đừng quên bổ sung Vitamin K. Chính bởi vậy, để xương nhanh liền hơn thì cần phải bổ sung: Vitamin D, K, Canxi, Protein, Kẽm, Magie…

Dưỡng chất nào giúp mau liền xương có trong thực phẩm?

Thực phẩm chứa nhiều canxi

Xương được tạo thành chủ yếu từ canxi. Vai trò của canxi hết sức quan trọng với cơ thể con người, nếu thiếu quá nhiều canxi thì đó là nguyên nhân gây tình trạng loãng xương, đau nhức xương, việc lao động, hoạt động đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi cơ thể bị gãy xương, nếu bệnh nhân không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết sẽ dễ khiến cơ thể khó hồi phục khu vực xương bị gãy, nguy cơ gây tàn phế, thậm chí là tử vong là rất cao.

Do đó, khi bị gãy xương, chúng ta cần bổ sung thật nhiều các loại thực phẩm giàu canxi chứa trong rau chân vịt, cải xoăn, củ cải, bông cải xanh, cần tây, rau diếp, cải bắp, măng tây, củ cải xanh, cải cúc, lá xu hào, sữa không béo, sữa chua, hạnh nhân, cá hộp, hạt mè, rong biển, sữa đậu nành…

Magie

Magie

Magie là loại khoáng chất cần được chúng ta tăng cường bổ sung khi mắc tình trạng gãy xương. Phòng ngừa bệnh tim, cao huyết áp, loãng xương, tiểu đường. Các loại thực phẩm nhiều magie mà chúng ta cần phải đảm bảo gồm có rau ngót, rau mùng tơi, cải xanh, thịt, kê, sữa, đậu tương, lạc, khoai lang, chuối, bơ, mủ trôm, cá thu, cá chép, cá mú… Do đó, chế độ ăn cho người bị gãy xương không thể nào thiếu sự có mặt của các loại thực phẩm này.

Kẽm

Kẽm có rất nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, khoai tây, cà rốt, tiểu mạch; hàu, trai, lạc, đào, bánh mì, bột thô,hải sản, cá biển, ngũ cốc, hạt hướng dương, hạt bí…  Những loại thực phẩm này rất tốt cho người bị gãy xương và đang trong quá trình điều trị, khắc phục tình trạng này. Kẽm khi vào cơ thể sẽ giúp vitamin D hoạt động hiệu quả, đồng thời với việc hỗ trợ canxi được hấp thụ dễ dàng. Và đó là cách giúp hồi phục những tổn thương xương.

Các loại vitamin

Khi bị gãy xương, chúng ta cần phải dùng thật nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin. Để giúp duy trì sức khỏe tốt nhất, sức đề kháng mạnh mẽ nhằm giúp cơ thể mau chóng hồi phục các tổn thương xương. Trong đó, bệnh nhân cần phải chú trọng vào 2 loại vitamin B6 và vitamin B12. Vai trò cụ thể của từng loại vitamin này là:

Vitamin B6

– Vitamin B6 giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin, chuyển hóa đạm, chất béo. Hay carbohydrate và hỗ trợ tình trạng gãy xương, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn tâm thần… Vitamin B6 có nhiều trong quả chuối, đậu đỏ, ngũ cốc, khoai tây, thịt gia cầm; thịt bò nạc, súp lơ, cà rốt, cải bắp…

– Vitamin B12 có nhiều trong các loại thực phẩm như hạt điều, bơ hạt điều, hải sản, trứng, sữa, cá; nội tạng động vật (gan, cật, tim, thận…), hạnh nhân, sữa hạnh nhân, dầu thực vật… Do đó, khi sử dụng những thực phẩm này sẽ giúp hình thành khung xương khỏe mạnh. Để khắc phục các chấn thương xương.

Axit folic

Tương tự như các nhóm chất trên, khi bị gãy xương. Chúng ta cũng cần dùng thật nhiều thực phẩm giàu axit folic. Cụ thể là trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, đậu lăng, rau bina, súp lơ; măng tây, dưa vàng, trứng, cam, quýt, chuối… Nhóm thực phẩm này quá quen thuộc với tất cả chúng ta trong đời sống hàng ngày. Dễ dàng tìm mua và có nhiều cách chế biến đa dạng. Nhằm giúp hình thành khung xương khỏe mạnh.

Trái cây và các loại rau xanh

Không chỉ riêng những người bị gãy xương đang trong giai đoạn khắc phục những ảnh hưởng xấu của các chấn thương này. Mà tất cả chúng ta ai cũng cần phải ăn thật nhiều rau xanh, củ, quả, trái cây… Khi bị gãy xương, muốn cơ thể mau chóng hồi phục. Thì buộc cơ thể phải hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng (nhất là canxi). Đồng thời, những chất dinh dưỡng đó muốn được hấp thụ hiệu quả. Thì yêu cầu đặt ra là quá trình trao đổi chất phải diễn ra thật thuận lợi trong cơ thể.

Rau xanh, trái cây chính là nhóm chất có tác động rất lớn đến việc hỗ trợ tối đa việc kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hiệu quả. Chúng ta không chỉ có thể dùng nhóm thực phẩm này trong nấu nướng. Ăn trực tiếp mà còn có thể xay thành nước ép, sinh tố với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng.

Bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho người đang trong quá trình chữa trị tình trạng gãy xương. Thì chúng ta cũng phải lưu ý tránh xa các chất kích thích (hút thuốc lá…); thức uống có cồn (rượu, bia…), nước ngọt có ga, đồ chiên xào nhiều mỡ, dầu…

Chế độ ăn cho người bị gãy xương phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để phát huy hiệu quả điều trị cao nhất. Giúp hồi phục các tổn thương xương. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe khi bị gãy xương.

Thực phẩm nào mà người bị gãy xương không nên ăn?

Trong khoảng thời gian xương đang hồi phục thì người bệnh tuyệt đối không nên dùng những loại đồ uống có cồn và các chất kích thích. Đặc biệt là các loại nước ngọt có gas, socola, trà đặc… Không nên ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ. Bởi vì những chất béo này khi kết hợp cùng Canxi sẽ tạo nên một chất dạng bọt không hấp thu và bị đào thải ra ngoài. Làm giảm hiệu quả hấp thu Canxi vào cơ thể. Để tránh gây nên những ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời xây cho mình một chế độ ăn uống hợp lý nhằm tăng cường thể lực.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.