11/10/2024

Tin Tức 365

Cập Nhật Tin Tức Công Nghệ | Đời Sống | Sport | Nghệ Thuật | Y Học

Ẩm thực xôi bảy màu rực rỡ tại tỉnh Lào Cai

Ẩm thực xôi bảy màu rực rỡ tại tỉnh Lào Cai
4 phút, 6 giây để đọc.

Mỗi địa phương lại có một nét ẩm thực riêng nhưng đến các phiên chợ Cán Cấu, Cốc Ly, Bắc Hà (Lào Cai)…Du khách đều thích thưởng thức món xôi ngũ sắc. Thứ xôi gì không chỉ dẻo, thơm, ngon mà màu sắc còn rất đẹp với năm màu chủ đạo: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng. Đó là màu của các loại lá rừng, đặc sản chỉ có ở vùng cao. Xôi bảy màu là món ăn truyền thống trong những ngày lễ hay tết của dân tộc Nùng Dín ở Lào Cai. Mỗi màu sắc cũng có thể đứng độc lập và mang ý nghĩa riêng.

Xôi bảy màu thường được làm trong dịp lễ

Xôi bảy màu của người Nùng Dín thường được làm trong những dịp lễ tết, thờ cúng tổ tiên không chỉ mang giá trị ẩm thực mà còn mang giá trị tâm linh sâu sắc. Xôi bảy màu gồm các màu cơ bản như: đỏ tươi, đỏ thẫm, xanh lá cây, xanh nước biển, nâu, tím và vàng. Màu sắc của xôi được tạo ra bởi một số loại thực vật và hoa trong tự nhiên mà bà con gọi là “Pác chẳm” và “đoọk Phẳn”. Trước đây, xôi bảy màu chỉ được làm vào dịp tết tháng 7 (âm lịch) của người Nùng Dín để gợi nhớ về hành trình 7 tháng gian truân, vất vả trong cuộc di cư xuống phía Nam của người Nùng. Xôi bảy màu dẻo, thơm và bổ dưỡng thường được ăn cùng với muối vừng đen và thịt gà nướng.

Xôi bảy màu thường được làm trong dịp lễ

Người Nùng Dín dùng một số lá cây rừng như “lá xôi đỏ”, “lá xôi hoa”, “cây hoa rừng”… đem giã tất cả những thứ nguyên liệu đó rồi lọc kỹ; qua nghệ thuật pha chế cho ra bảy sắc màu khác nhau, trộn với gạo nếp đem đồ lên thành xôi bảy màu, mỗi màu là một biểu tượng cho một tháng trong năm. Xôi bảy màu ngoài hương vị thơm ngon, hấp dẫn còn là món ngon để cúng tạ tổ tiên.

Ngày nay món ăn đã trở thành một đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai

Họ quan niệm màu xanh tượng trưng cho tháng giêng (màu cây cối đâm chồi nảy lộc). Màu nâu là tháng 2 (màu đất gieo trồng); màu tím là tháng 3 (tết thanh minh); màu xanh nước biển là tháng tư (vào hè thời tiết trong lành); màu đỏ là tháng năm (màu máu của đồng bào đổ xuống để giữ gìn mảnh đất quê hương); màu vàng là tháng sáu (quê hương trong cảnh giặc giã); màu đỏ cờ của tháng bảy (màu đỏ chiến thắng); đồng bào đã đánh đuổi giặc hán ra khỏi bờ cõi, nhân dân được tự do ăn mừng chiến thắng.

Ngày nay món ăn đã trở thành một đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai

Sự kết hợp của các hương vị thiên nhiên đã giúp món ăn mang hương thơm nhẹ nhẹ; múi lá thơm dịu vô cùng quyến rũ, mang hương vị riêng của rừng núi Tây Bắc. Ngày nay món ăn đã trở thành một đặc sản nổi tiếng ở Lào Cai, nếu có dịp đi du lịch tại đây du khách nên thưởng thức món ăn truyền thống này.

Ý nghĩa của xôi ngũ sắc

Điều thú vị ở món xôi ngũ sắc là năm màu sắc tạo thành một tổng thể; tượng trưng cho âm dương ngũ hành; cho tình đoàn kết của các dân tộc anh em. Nhưng mỗi màu sắc cũng có thể đứng độc lập, mang ý nghĩa riêng.

Xôi ngũ sắc là món ăn đậm chất núi rừng. Bởi các nguyên liệu để làm món ăn này có sẵn trong tự nhiên. Theo quan niệm của bà con nơi đây, ăn xôi ngũ sắc vào các ngày lễ Tết sẽ đem lại sự may mắn, tốt lành cho cả năm.

Ý nghĩa của xôi ngũ sắc

Hơn nữa, xôi ngũ sắc cũng là cách thể hiện sự đảm đang; khéo léo của người phụ nữ vùng cao. Nấu xôi không khó, nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Gạo để nấu xôi phải là thứ nếp Tú Lệ, vừa thơm vừa dẻo. Tiếp theo là tạo màu cho xôi với nước màu lấy từ các củ và lá cây rừng. Để có được màu đỏ đẹp mắt người ta dùng gấc để nhuộm; màu xanh được dùng từ lá gừng; màu vàng được nhuộm từ nghệ giã lấy nước. Hoặc quả dành dành, còn màu tím dùng lá cơm đen.

Màu trắng của xôi chính là màu của gạo nếp. Ngoài hương vị thơm ngon, béo ngậy, hấp dẫn bởi màu sắc; lá cây rừng còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt. Xôi ngũ sắc được bà con làm trong các nghi lễ cúng giỗ, cưới hỏi. Vào nhà mới và các ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngày Rằm tháng Bảy hàng năm…